Trong bài viết này Lê Sang sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản cơm gạo lứt đã nấu 1 tuần ăn vẫn thơm ngon như lúc mới nấu. Nếu chị em nội trợ muốn tìm cách bảo quản cơm để sử dụng cho gia đình được tiện lợi hơn, tiết kiệm thời gian thì hãy đọc ngay bài viết bên dưới đây. Những cách bảo quản này sẽ rất hữu ích cho chị em đấy.
Cách bảo quản cơm gạo lứt bằng giấy bạc
Cách bảo quản cơm gạo lứt trong tủ lạnh bằng giấy bạc là cách bảo quản đầu tiên mà Lê Sang muốn chia sẻ đến bạn. Thông thường, nhiều người sẽ nghĩ việc bảo quản cơm trong tủ lạnh sẽ khiến cơm bị khô, cứng. Tuy nhiên, nếu bạn tham khảo cách bảo quản cơm gạo lứt sau khi nấu bạn sẽ có suy nghĩ khác đấy.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Trước khi bắt tay thực hiện cách nấu và bảo quản cơm gạo lứt thì việc đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị các nguyên liệu chính sau đây:
- Gạo lứt.
- Cuộn giấy bạc bọc thực phẩm.
- Giấy nến.
- Hộp nhựa bảo quản thực phẩm.
Sẵn sàng các nguyên liệu, dụng cụ sẽ giúp việc thực hiện của bạn được nhanh chóng hơn.
Bước 2: Nấu cơm gạo lứt
Áp dụng cách bảo quản cơm gạo lứt qua đêm này dùng trong những trường hợp bạn dùng cơm gạo lứt không hết hoặc muốn nấu một lần và sử dụng nhiều ngày. Thực hiện việc nấu cơm gạo lứt theo hướng dẫn sau:
- Đong lượng gạo phù hợp với sức ăn của gia đình.
- Vo gạo và ngâm trong nước ấm khoảng 45 phút sẽ giúp gạo nhanh chín và dẻo, mềm hơn.
- Cho nước với tỉ lệ 2:1.
- Có thể nấu bằng nồi cơm điện hoặc gas, củi tuỳ vào từng gia đình.
- Cơm chín đợi thêm 10-15 phút xới cơm để cơm được chín mềm đều.
Bước 3: Chia thành phần vừa ăn và gói bằng giấy bạc
Bắt tay thực hiện cách bảo quản cơm gạo lứt sau khi nấu theo hướng dẫn như sau:
- Chia nhỏ cơm gạo lứt thành những phần ăn nhỏ.
- Dùng chén ném chặt cơm.
- Cho chén cơm vào giấy nến gói chặt lại.
- Bọc bên ngoài lớp giấy nén là lớp giấy bạc.
Chú ý bọc kín các lớp giấy, điều này giúp cơm không bị hở gió, tránh bị khô, cứng khi bảo quản trong tủ lạnh.
Bước 4: Đem cấp đông
Bước tiếp theo của cách bảo quản com gạo lứt qua đêm chính là ghi ngày tháng cấp đông lên các bọc cơm và cho vào hộp bảo quản. Ghi ngày tháng sẽ giúp bạn kiểm soát được khẩu phần ăn cũng như thời gian bảo quản cơm, tránh để quá lâu khong sử dụng.
Nếu những phần cơm sử dụng trong tuần bạn có thể đóng hộp như hướng dẫn và để ở ngăn mát. Còn với trường hợp bạn muốn bảo quản cơm gạo lứt ăn trong tháng, bạn có thể bảo quản ở ngăn đông.
Bước 5: Làm nóng cơm
Khi muốn dùng cơm gạo lứt bạn chỉ cần lấy các bọc cơm ở ngăn đông xuống để ở ngăn mát. Lấy lượng cơm tuỳ vào nhu cầu sử dụng của từng bữa ăn trong gia đình. Sau khi lấy cơm ở ngăn mát ra sẽ tiếp tục làm nóng cơm rồi mới mang ra dùng bữa được. Một vài lưu ý khi làm nóng cơm gạo lứt:
- Mở lớp giấy bạc bỏ đi.
- Để lại lớp giấy nến.
- Đặt bọc cơm vào trong lò vi sóng làm nóng trong vài phút.
Những bọc cơm sau khi mở ra sẽ nóng hổi, dẻo và thơm ngon như lúc mới nấu. Cách bảo quản cơm gạo lứt trong tủ lạnh đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả, chị em có thể áp dụng ngay.
Xem thêm: cách bảo quản nón lá
Cách bảo quản cơm gạo lứt bằng hộp, màng bọc thực phẩm
Một cách bảo quản cơm gạo lứt sau khi nấu bằng hộp và màng bọc thực phẩm cũng rất hiệu quả. Chị em nội trợ có thể tham khảo ngay theo hướng dẫn thực hiện sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
- Gạo lứt.
- Màng bọc thực phẩm.
- Hộp bảo quản thực phẩm.
Cũng tương tự như cách bảo quản cơm gạo lứt trong tủ lạnh bằng màng giấy bạc, cách thực hiện với màng bọc thực phẩm cũng rất đơn giản và không quá mất nhiều thời gian.
Bước 2: Nấu cơm gạo lứt đúng cách
- Nấu cơm gạo lứt theo tỷ lệ gạo : nước như sau: 1:2 hoặc 1:2,5.
- Đối với gạo lứt thông thường bạn có thể ngâm trước khi nấu.
- Đối với gạo lứt đen thì không cần ngâm.
Bước 3: Bọc cơm vào màng bọc thực phẩm
Thực hiện cách bảo quản cơm gạo lứt qua đêm với màng bọc thực phẩm hoặc hộp nhựa như sau:
- Cơm chín xới lên để nguội.
- Đong cơm gạo lứt vào các chén vừa ăn.
- Cho phần cơm đã ước lượng vào màng bọc thực phẩm, cuộn chặt lại.
- Nếu bảo quản trong hộp nhựa bạn cũng thực hiện tương tự rồi đậy kín nắp.
Bước 4: Bảo quản vào tủ lạnh
- Cơm gạo lứt sau khi đã bọc vào các gói màng bọc thực phẩm/ hộp nhựa ghi ngày tháng rõ ràng.
- Cho vào ngăn mát/ngăn đông tủ lạnh, tuỳ vào nhu cầu sử dụng.
Bước 5: Làm nóng cơm
Khi nào muốn sử dụng bạn chỉ cần lấy các phần cơm ra và hâm lại trên lò vi sóng. Hoặc bạn có thể hâm nóng bằng cách hấp vào nồi cơm điện cũng rất thuận tiện và nhanh chóng.
Cơm gạo lứt sau một thời gian dài bảo quản bằng cách này vẫn giữ được độ mềm, dẻo và ngon. Bạn có thể thử ngay một lần để kiểm chứng hiệu quả bảo quản cơm gạo lứt trong tủ lạnh này.
Xem thêm: Cách hút ẩm điện thoại bằng gạo
1 số lưu ý khi bảo quản cơm gạo lứt
Những điều bạn cần lưu ý khi thực hiện cách bảo quản cơm gạo lứt sau khi nấu:
Lưu ý chọn loại gạo lứt nấu cơm
- Chọn gạo mới.
- Loại bỏ gạo bị sâu, mối, mọt.
- Chọn đúng loại gạo lứt dùng để nấu cơm.
Lưu ý khi chọn hộp bảo quản
- Chọn size hộp phù hợp với nhu cầu bảo quản cơm gạo lứt.
- Nên chọn những loại hộp bảo quản thực phẩm an toàn, chất lượng.
- Chọn cỡ hộp phù hợp với tủ lạnh của gia đình.
- Sử dụng đúng loại hộp cấp đông hoặc làm mát tương ứng với từng khu vực bảo quản.
- Đậy kín nắp hộp khi bảo quản.
Xem thêm: Cách hút ẩm trong phóng kín
Cách chọn mua gạo lứt ngon chất lượng để bảo quản tốt hơn
Gạo lứt được bán ở các cửa hàng, siêu thị, chợ có rất nhiều loại khác nhau. Có nhiều loại gạo lứt giả, kém chất lượng trà trộn trên thị trường khiến nhiều chị em không biết đâu là những sản phẩm gạo thực sự chất lượng. Dưới đây là một số cách chọn gạo lứt ngon, chất lượng:
- Đem gạo đi vo sau đó mang ra phơi nắng.
- Nếu gạo lứt đen hoặc đỏ bị biến đổi màu thì chắc chắn bạn đã mua phải gạo nhuộm màu và kém chất lượng.
- Tốt nhất abnj nên chọn mua gạo lứt ở những thương hiệu nông sản uy tín.
Cách nhận biết gạo lứt bị hỏng không ăn được?
Thực tế thì việc áp dụng các cách bảo quản cơm gạo lứt đã nấu không thể bảo quản trong thời gian quá dài. Cũng sẽ có tình trạng hư hỏng sau một thời gian bạn bảo quản trong tủ lạnh. Dưới đây là dấu hiệu giúp bạn nhận biết cơm gạo lứt đã hỏng và không thể ăn được:
- Cơm gạo lứt xuất hiện nấm mốc, có màu và mùi lạ.
- Có côn trùng trong gói cơm.
- Cơm bị nhão, ẩm ướt bất thường, khác với lúc mới bảo quản.
Tốt nhất bạn nên vứt những hộp, túi cơm gạo lứt này đi, không nên sử dụng vì sẽ dễ gây các vấn đề về tiêu hoá, đường ruột, ngộ độc thực phẩm.
Đối với gạo, bạn cũng có thể quan sát và ngưng sử dụng nếu thấy các dấu hiệu “bất ổn” như:
- Gạo không hút nước.
- Gạo nấu bị sượng, cứng.
- Gạo có mùi hôi.
Nguyên nhân vi khuẩn xâm nhập xảy ra cũng là điều khá bình thường, vì thế, dù thực hiện cách nấu và bảo quản cơm gạo lứt như đã hướng dẫn nhưng vẫn có thể hư hỏng. Bạn nên quan sát thường xuyên gạo lứt lẫn phần cơm được bảo quản trong tủ lạnh trước khi sử dụng.
Xem thêm: Cách hút ẩm tủ quần áo
Gạo lứt có thể bảo quản được bao lâu?
Những ai đang có ý định thực hiện cách bảo quản com gạo lứt qua đêm cần biết điều này:
- Hạn sử dụng của từng loại gạo lứt, từng nhà sản xuất sẽ khác nhau.
- Thông thường thời gian bảo quản gạo lứt cho phép là từ 6 tháng đến 12 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Cách bảo quản cơm gạo lứt đã nấu giữ được từ 4 đến 6 ngày trong tủ lạnh ở ngăn mát.
- Thời gian bảo quản ở ngăn đông sẽ dài hơn so với bảo quản ở ngăn mát.
Lời kết
Hy vọng nội dung bài viết chia sẻ cách bảo quản cơm gạo lứt nhiều ngày trong bài viết trên đây mang đến những kiến thức hữu ích và thú vị cho mọi người. Lê Sang Company sẽ chia sẻ thêm nhiều kiến thức bảo quản trong những bài viết sau. Đón đọc trên Lesangcompany.vn thường xuyên để được cập nhật những mẹo hay trong cuộc sống bạn nhé!