Dọc mùng là một trong những nguyên liệu nấu nướng quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản dọc mùng trong tủ lạnh rất dễ bị đen, dập, hư nhanh chóng. Cùng tham khảo cách bảo quản dọc mùng trong tủ lạnh trong nội dung bài viết bên dưới đây để bảo quản nguyên liệu nấu nướng này được lâu nhất có thể nhé!
Giới thiệu tổng quát về cây dọc mùng
Cây dọc mùng còn được gọi là cây bạc hà hoặc cây rọc mùng. Tuỳ vào từng địa phương vùng miền sẽ có các tên gọi khác nhau. Dọc mùng là cây nhiều năm, thân thảo. Đặc tính của cây là cuống lá (petiole) dày, xốp và mọng nước, cuống dài và vươn cao lên trên.
Dọc mùng này thuộc họ Ráy và thường được sử dụng để nấu ăn. Rất nhiều món ăn ngon, thú vị nhờ có sự góp mặt của dọc mùng. Trong các bữa ăn hằng ngày như canh chua, cá kho, om dưa, canh cá…thường sẽ sử dụng nguyên liệu này.
Tóm lại đây là một nguyên liệu chế biến nhiều món ăn đa dạng và thú vị. Chị em nội trợ có thể tham khảo những công thức chế biến món ngon với dọc mùng để cùng gia đình thưởng thức. Đặc biệt là vào những ngày hè nắng nóng oi bức.
Xem thêm: cách bảo quản bánh kem đi xa
Cách bảo quản dọc mùng trong tủ lạnh
Hướng dẫn bạn một số cách bảo quản dọc mùng giúp giữ dọc mùng tươi lâu, cùng tham khảo ngay trong nội dung bên dưới đây:
Bằng túi zip lâu ngày
Cách bảo quản dọc mùng trong tủ lạnh bằng túi zip là cách hay dành cho các chị em nội trợ. Túi zip vừa giúp dọc mùng sạch sẽ, không pha lẫn mùi của các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh. Hơn nữa, các túi bảo quản thực phẩm dạng túi zip giữ khô dọc mùng, giúp dọc mùng tươi lâu hơn.
Xem thêm: cách bảo quản cơm gạo lứt
Bằng hộp kín qua đêm
Hoặc bạn cũng có thể bảo quản dọc mùng bằng cách bỏ vào các loại hộp chuyên bảo quản thực phẩm ở ngăn mát. Dọc mùng sau khi sơ chế sạch sẽ cho vào hộp đậy kín nắp và để trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể dùng hộp nhựa bảo quản thực phẩm của những thương hiệu uy tín như Lock & Lock, Tuperwear…
Xem thêm: cách bảo quản nón lá
Thành phần dinh dưỡng của cây dọc mùng
Theo chia sẻ của các nhà khoa học. Trong dọc mùng cũng có khá nhiều thành phần dinh dưỡng. Cụ thể, cứ trong 100g dọc mùng có chứa 95g nước, 0,25g protein, 3,8g carbohydrat (bột đường). 25mg phốt pho, 300mg kali, 48mg canxi, 16mg magiê, 0,03mg đồng, 0,4mg sắt, 0,012mg B1, 0,013mg B2, 0,013mg PP, 3mg sinh tố C và cho 14Kcalo.
Ngoài ra, trong dọc mùng còn chứa nhiều chất xơ với cộng giảm thiểu chất béo, cholesterol. Đó chính là lý do dọc mùng thường được dùng nhiều trong các món ăn. Vừa giúp làm mát, thanh nhiệt vừa bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Xem thêm: cách hút ẩm trong phòng
Dọc mùng thường đùng để nấu món gì ngon?
Gợi ý một số món ăn ngon được chế biến với dọc mùng:
- Bún móng giò dọc mùng nấu với thơm cà thái cau. Đây là một trong những món canh mang đặc trưng của vùng đất Hà Thành rất thơm ngon, bổ dưỡng.
- Dọc mùng xào với tôm tươi cũng là món ăn đưa cơm rất ngon.
- Hoặc bạn có thể dùng dọc mùng nấu canh chua cá lóc, cá đuối, cá basa….
- Hay món nộm dọc mùng chua chua ngọt ngọt cũng rất hấp dẫn, ngon miệng.
- Dọc mùng xào thịt bò, một gợi ý món ăn hằng ngày bạn nên thử.
- Dọc mùng xào lòng gà cũng là món ăn rất thú vị…..
Xem thêm: Cách bảo quản gói hút ẩm
Cách chế biến dọc mùng không bị ngứa
Bên cạnh việc tham khảo Cách bảo quản dọc mùng thì cách chế biến khi mua về cũng rất quan trọng. Mách nhỏ bạn một số cách chế biến dọc mùng không bị ngứa, cùng tham khảo ngay nhé:
Bóp dọc mùng với muối
Sau khi tước bỏ vỏ bên ngoài của dọc mục, đem bóp với muối hạt hoặ muối hầm đều được. Khi bóp, các chất ngứa sẽ tiết ra và được làm sạch. Khi ăn sẽ không còn bị ngứa, gây dị ứng nữa. thái miếng dọc mùng cần rắc một ít muối hạt và bóp nhẹ để các chất ngứa tiết hết ra.
Ngâm dọc mùng với muối
Cách chế biến cũng giúp dọc mừng không ngứa chính là ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó rửa sạch qua vài lần với nước lạnh để loại bỏ hết chất gây ngứa rồi mang đi bảo quản trong hộp đựng thực phẩm hoặc có thể mang đi nấu ngay.
4 cách sơ chế dọc mùng không bị ngứa tay
Khi sơ chế dọc mùng, bạn sẽ thường bị ngứa tay nếu không biết cách thực hiện. Dưới đây là 4 cách giúp việc sơ chế không còn gây ngứa, rát, khó chịu ở tay nữa.
Cách 1: Khi sơ chế nên mang găng tay cao su hoặc găng tay nilon để tinh chất ngứa dọc mùng không làm ngứa tay.
Cách 2: Trước khi sơ chế hãy thoa lên tay một ít sữa tươi.
Cách 3: Sau khi sơ chế dọc mùng xong hãy dùng đường cát trắng chà xát bàn tay rồi rửa lại bằng nước sạch.
Cách 4: Hơ tay trên bếp lửa, chú ý khoảng cách không quá nóng. Hơi nóng sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác ngứa, khó chịu.
Xem thêm: cách tẩy áo trắng bị ố vàng
Ăn dọc mùng bị ngứa nên làm gì?
Ăn dọc mùng sai cách có thể gây dị ứng, thậm chí sốc phản vệ là điều mà khá nhiều người gặp phải. Đây cũng là điều khiến nhiều người lo lắng khi ăn dọc mùng. Nguyên nhân khiến dọc mùng gây ngứa chính là các chất như canxi oxalat và oxit oxalic có ở lóp vỏ dọc mùng. Chúng chính là các tinh thể canxi sắc như thủy tinh nên khi ăn vào sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng và gây ngứa, rát
Lời kết
Bài viết chia sẻ cách bảo quản dọc mùng trong tủ lạnh trên đây cũng đã giúp các chị em nội trợ tìm hiểu khá rõ. Giờ thì hãy áp dụng ngay các mẹo trên đây và quan sát xem dọc mùng có nhanh bị hỏng không nhé. Lê Sang Company chia sẻ đến bạn những thông tin thú vị về các mẹo hay ứng dụn trong đời sống hằng ngày. Đọc thêm nhiều bài viết khác cùng chúng tôi nhé!
Nguồn tham khảo BV Vinmec: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/doc-mung-bi-ngua-phai-lam-sao/